Tỷ lệ bệnh Gout hiện nay tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây đe dọa tới tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Vậy thực sự bệnh Gout là gì và có nguy hiểm không?
Bệnh Gout là gì?
Ngày nay bệnh Gout không còn là vấn đề của “người nhà giàu” mà bệnh có thể tìm đến bất kỳ ai và ở lứa tuổi nào. Số người mắc bệnh ngày càng có xu thế gia tăng gây gánh nặng cho sức khỏe người dân.

Bệnh Gout đang có tỷ lệ gia tăng trong những năm gần đây
Bệnh Gout hay còn gọi là bệnh thống phong, đây là một loại bệnh về viêm xương khớp gây tình trạng đau và sưng đỏ ở các khớp. Axit uric là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh do bị tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở những cơ khớp. Biểu hiện đặc trưng của bệnh đó là sưng tấy ở khớp chân, những cơn đau đột ngột, dữ dội nhất là vào ban đêm. Biểu hiện này gặp nhiều ở chân hơn là ở tay( khớp tay, đốt tay…).
Nguyên nhân gây ra bệnh Gout là gì?
Nguyên nhân gây ra Gout được chia thành nguyên nhân thứ phát và nguyên phát:
Nguyên nhân thứ phát:
- Nguyên nhân do di truyền: Do các rối loạn gen
- Gia tăng hàm lượng acid uric hay giảm đào thải acid uric trong cơ thể hoặc cả 2.
- Bệnh nhân bị suy thận, hay các bệnh lý liên quan khiến giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận.
- Các bệnh liên quan về máu: bệnh bạch cầu cấp
- Sử dụng tới những loại thuốc lợi tiểu như furosemid, acetazolamid, thiazid..
- Điều trị các bệnh ác tính và sử dụng tới những loại thuốc gây ức chế tế bào
- Sử dụng những loại thuốc kháng lao như ethambutol, pyrazinamid, …

Nguyên nhân bệnh Gout cũng từ chế độ ăn uống
Nguyên nhân nguyên phát:
Bệnh Gout thường gặp ở độ tuổi từ 30-60 tuổi khoảng 95% thường gặp nhiều ở nam giới. Thường xuyên sử dụng chế độ ăn uống có chứa nhiều thành phần: Gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… sẽ khiến bệnh ngày càng nặng thêm.
Triệu chứng cần biết của bệnh Gout
Nhiều người hiện nay bị bệnh Gout nhưng vẫn chủ quan và không biết mình đã bị bệnh. Chỉ tới khi bệnh trở nên nặng thì mới chịu đi khám và điều trị. Sau đây là một số dấu hiệu điển hình khi mắc bệnh Gout bạn cần biết để có cách can thiệp sớm.
Các khớp tấy đỏ và sưng
Những triệu chứng có thể thấy khi mắc bệnh đó là cảm giác nóng, sưng, tấy, đau nhức ở các khớp. Điển hình là hình thành ở ngón chân cái, sau đó mới dần lan sang đầu gối, chân và khớp tay. Những cơn đau này thường cảm nhận rõ rệt vào ban đêm khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ,…

Triệu chứng bệnh Gout sưng tấy đỏ
Ngứa đau và bong tróc da
Sau những cơn đau này, thì bệnh nhân sẽ xuất hiện hiện tượng tróc da, đau và ngứa liên tục, kéo dài. Bên cạnh phần da có màu đỏ như trước khi đau thì xuất hiện thêm các vùng da bị tím bầm như dấu hiệu của nhiễm trùng. Tình trạng này khiến người bệnh khó khăn trong việc cử động, đi lại và có cảm giác mệt mỏi, đau nhức, sốt.
Sốt là triệu chứng của Gout
Những cơn đau này sẽ xuất hiện với tần suất thường xuyên, liên tục sau 8-10 ngày thì sẽ có chiều hướng giảm. Những cơn đau này lại xuất hiện khoảng vài tháng, hay vài năm,..do đó nhiều người thường chủ quan khi thấy không còn biểu hiện đó trong vài ngày và ngỡ mình đã khỏi bệnh.
Hầu hết những bệnh nhân khi phát hiện ra bệnh thường đã trải qua giai đoạn đầu. Bởi giai đoạn đầu thì những biểu hiện của bệnh thường không cụ thể, chỉ khi tìm tới bác sĩ xét nghiệm mới phát hiện chỉ số acid uric cao mới biết mình đang mắc bệnh.
Nếu như không được phát hiện nhanh chóng kịp thời, những dấu hiệu của bệnh ngày càng nặng đến khi điều trị sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Bệnh Gout có nguy hiểm không?
Nếu không điều trị sớm, bệnh Gout sẽ gây ra những biến chứng khó lường cho sức khỏe. Điển hình là những hậu quả sau:
Xuất hiện các nốt, cục sần (tophi)
Đây là hậu quả thường thấy khi mắc bệnh Gout, bệnh nhân xuất hiện các khối tinh thể urate cứng dưới da. Các khối tinh thể này thường hình thành ở bàn tay, cổ chân, cổ tay, mắt cá nhân nhiều người còn hình thành ở quanh lỗ tai. Tophi ở giai đoạn đầu không gây đau đớn, nhưng khi bệnh Gout bùng phát sẽ gây viêm và sưng. Lâu dần sẽ ăn mòn các mô, da quanh khớp hủy hoại vĩnh viễn vùng khớp này.
Biến dạng khớp
Nếu không điều trị tận gốc bệnh sẽ tái diễn huy hoại khớp. Trong cơn Gout chứng viêm sẽ phát triển cùng với sự phát triển của tophi và gây tổn thương mô khớp, khó khăn trong vận động và dần trở nên cứng lại. Lâu dần bệnh nhân sẽ bị mòn xương hay mất sụn nói cách khác đó là khớp bị phá hủy hoàn toàn.

Biến dạng khớp do bệnh Gout
Những biến chứng liên quan tới thận
Bệnh gout có liên quan mật thiết tới thận nhiều nhất. Những người bệnh Gout có nguy cơ bị sỏi thận cao. Nguyên nhân bởi sự tích tụ của tinh thể utrate trong tiết niệu lâu dần sẽ phát triển thành sỏi thận. Khi đi tiểu bệnh nhân gặp khó khăn, đau rát,…kéo dài sẽ gây hệ lụy cho hệ thống tiết niệu. Hầu hết khi các sỏi đang ở giai đoạn đầu nhỏ, thì có thể dùng biện pháp uống nhiều nước cho sỏi thoát ra.
Suy thận: sỏi thận khi được hình thành lâu ngày sẽ gây ra suy thận do tinh thể urate bị tích tụ để lại sẹo do tổn thương. Nếu bệnh gout không được điều trị khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Bệnh Gout ảnh hưởng tới cảm xúc, tâm lý
Bệnh Gout gây đau đớn kéo dài liên tục nhất là vào ban đêm khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu do đau đớn và mất ngủ. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới cảm xúc và chất lượng học tập, làm việc.
Nếu như không được điều trị kịp thời thì bệnh Gout có thể biến chứng và gây đột quỵ bất kỳ lúc nào không hay.

Bệnh Gout khiến cơ thể thường xuyên tức giận
Lời khuyên cho người bệnh Gout
- Đối với những người bị bệnh Gout nên hạn chế sử dụng những thực phẩm hạn chế giàu purin. Vì những thực phẩm này sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh cũng như khiến bệnh tồi tệ hơn. Thực phẩm giàu purin bao gồm hải sản, thịt đỏ,…
- Bổ sung thêm các loại trái cây tươi, rau xanh, sinh tố,..mỗi ngày. Đa dạng hóa các loại rau chất xơ trong thực đơn ăn uống.
- Tăng cường sử dụng uống các loại sữa ít béo, ít đường,..có thể hãy ăn sữa chua hàng ngày hay chế biến thành Salad.
- Uống đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp bạn đốt mỡ thừa nhanh chóng.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, nếu có dấu hiệu của bệnh nên có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Hạn chế sử dụng bia rượu, các chất kích thích để làm bệnh ngày càng trở nên tồi tệ.
Điều trị bệnh Gout không cần dùng thuốc tại nhà
Lo sợ khi phát hiện mình bị bệnh và tìm đến rất nhiều thuốc khác nhau vô cùng tốn kém là tâm lý chung của những người bệnh Gout. Nhưng thực tế chúng ta có thể chủ động can thiệp tới bệnh kịp thời. Để tầm soát được bệnh cũng như không để bệnh có cơ hội biến chứng, sau đây là một số cách điều trị tại nhà được nhiều người áp dụng và thành công.
Áp dụng chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống liên quan trực tiếp tới bệnh Gout. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống là cách lành mạnh nhất để giảm lượng axit uric trong cơ thể, ngăn chặn bệnh tìm đến. Theo đó chúng ta cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách giảm thiểu tối đa lượng thực phẩm giàu purin như: nội tạng động vật, thịt, cá, mỡ động vật,..hoặc sử dụng chúng không quá 110g/ ngày và 1 tuần chỉ nên sử dụng 3-4 lần.

Ăn nhiều rau xanh rất tốt cho người bị bệnh Gout
Hạn chế sử dụng những thực phẩm món xào, chiên, rán,…thay thế bằng những món hấp, luộc,..để hạn chế tối đa sự tích tụ axit uric trong máu. Bạn có thể sử dụng đa dạng những loại rau củ quả trong mỗi bữa ăn như bí luộc, cải luộc, cam, trái dâu tây,…để làm những món trộn hay salad…
Cân nhắc trong việc lựa chọn những đồ uống có ga, rượu bia, chất kích thích hay những đồ uống được đóng hộp sẵn. Uống nhiều nước mỗi ngày, nhất là nước lọc để cơ thể được thanh lọc, đào thải chất cặn bã nhanh chóng. Hiện nay nước ion kiềm giàu hydro đang là sự lựa chọn hoàn hảo cho người bị Gout trên thế giới.
Thay đổi thói quen theo hướng lành mạnh
Đối với người bệnh Gout thì việc thay đổi thói quen vô cùng quan trọng để đối phó với bệnh. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh là điều vô cùng cần thiết với người bệnh gút. Theo đó người bệnh Gout nên tránh stress, mệt mỏi căng thẳng nhất là thức khuya sẽ gây hại cho sức khỏe và khiến bệnh ngày càng tồi tệ hơn.
Luôn ở trong tâm thế vui vẻ, lạc quan, tham gia các hoạt động cộng đồng,… để tránh ở một mình, không gian yên tỉnh sẽ cảm nhận những cơn đau Gout rõ ràng hơn nhất là buổi tối. Thay vì ở trong phòng 1 mình bạn có thể xem phim, nghe nhạc, trò chuyện cùng gia đình để quên đi cảm giác đau đớn của bệnh.
Rèn luyện thể dục, thể thao hằng ngày

Rèn luyện thể dục thể thao điều trị Gout
Người bệnh Gout nên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tránh tình trạng khô cứng khớp tay chân. Rất nhiều người hiện nay khi bị Gout thường bỏ qua công việc này khiến cho bệnh ngày càng nặng thêm. Nguy cơ bị liệt các khớp, xơ cứng ngày càng tăng. Do đó, hãy thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhất là những khớp tay chân mỗi ngày để đẩy lùi bệnh hiệu quả.
Nếu có bất kỳ cảm nhận những triệu chứng của bệnh Gout hãy tìm đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Tránh sự chủ quan sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Mong rằng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày.