Chỉ số Prolactin cao trong cơ thể phụ nữ có thể ngăn cản quá trình rụng trứng, là nguyên nhân gây nên tình trạng hiếm muộn và vô sinh hàng đầu ở nữ giới hiện nay. Vậy thực chất Prolactin là gì? Chúng có ảnh hưởng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi làm rõ ngay dưới đây.
Prolactin là gì?
Prolactin là gì? Prolactin (viết tắt là PRL) là một hormone peptide, được mã hóa bởi gen prolactin (PRL gene). Ở người, prolactin tồn tại chủ yếu dưới 3 dạng peptide nhỏ (có khối lượng phân tử 4, 16 và 22 kDa) và một số peptide có khối lượng phân tử lớn hơn. Prolactin được tiết ra từ thùy trước tuyến yên, Prolactin có vai trò kích thích các tuyến sữa sản xuất sữa, đồng thời cũng tác động lên nhiều chức năng khác của tế bào.
Chỉ số Prolactin nói lên điều gì?
Những dấu hiệu về chỉ số cao hay thấp hơn ngưỡng bình thường, đều thể hiện những dấu hiệu bệnh lý không rõ ràng. Việc xét nghiệm để xác định chỉ số Prolactin có ý nghĩa và vai trò quan trọng.
Xét nghiệm chỉ số Prolactin để làm gì?
Chỉ định xét nghiệm Prolactin sẽ được thực hiện cùng với những xét nghiệm nội tiết khác để làm cơ sở chẩn đoán:
- Tìm ra nguyên nhân tiết ra sữa mẹ ở những phụ nữ không mang thai, không cho con bú
- Chẩn đoán nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt, hiếm muộn, vô sinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản
- Đánh giá chức năng thùy trước tuyến yên hoặc các rối loạn tuyến yên khác ở cả nam và nữ
- Phát hiện và chẩn đoán sự tái phát của khối u sản xuất thừa Prolactin ở cả nam và nữ
Ý nghĩa chỉ số Prolactin
Là một hormone trong cơ thể, chỉ số Prolactin luôn được quan tâm. Nó có ý nghĩa lâm sàng vô cùng quan trọng trong y học.

Xét nghiệm là việc làm cần thiết để xác định chỉ số Prolactin trong cơ thể
Chỉ số Prolactin bình thường
Mức độ prolactin trong máu người khỏe mạnh bình thường: phụ nữ không mang thai và đàn ông khỏe mạnh bình thường là như sau:
Ở phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh bình thường, không có thai, mức độ prolactin trong máu là 127-637 µU/mL, ở phụ nữ có thai là 200 – 4500 µU/mL và ở phụ nữ mãn kinh là 30-430 µU/mL; còn ở nam giới bình thường là 98 – 456 µU/mL.
Mức độ prolactin máu thay đổi rõ rệt trong một ngày, tăng dần trong khi ngủ và đạt đỉnh cao nhất vào buổi sáng. Prolactin trong máu có thời gian bán hủy sinh học chỉ là khoảng 20-30 phút. Vì vậy, thời điểm lấy máu để xét nghiệm prolactin tốt nhất là khoảng 3-4 giờ sau khi thức dậy.
Mức độ prolactin trong máu cũng có thể tăng lên trong một số tình trạng sinh lý bình thường như: sau bữa ăn nhiều thịt, sau giao hợp, kích thích núm vú, sau tập thể dục hoặc khi bị căng thẳng. Ở phụ nữ mang thai và cho con bú, mức độ prolactin trong máu tăng một cách sinh lý.
Chỉ số Prolactin cao
Chỉ số Prolactin cao là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có điều lạ thường, thường được tìm thấy trong nhiều bệnh lý ở cả nam và nữ như:
- Khi bệnh nhân có khối u sản xuất và bài tiết thừa prolactin, các khối u này thường nhỏ, kích thước trên dưới 1 cm. Người ta cho rằng khối u sản xuất thừa prolactin được tạo thành là do sự giảm mức độ dopamine trong tuyến yên hoặc một sự cô lập mạch máu của các tế bào u tuyến.
- Khi bệnh nhân có sự giảm estrogen máu, vô sinh do không rụng trứng, ít kinh nguyệt , vô kinh, tiết sữa bất ngờ và mất ham muốn tình dục ở phụ nữ; rối loạn chức năng cương dương và mất ham muốn tình dục ở nam giới.
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Khi rối loạn ăn uống do chán ăn tâm thần
- Khi có bệnh tuyến yên hoặc vùng dưới đồi (hypothalamus)
- Các khối u và các bệnh khác của tuyến yên
- Khi suy giáp, mắc các bệnh thận, gan

Prolactin cao là nguyên nhân hiếm muộn, vô sinh hàng đầu ở nữ giới
Chỉ số Prolactin thấp
Suy giảm Prolactin có thể gặp khi có hiện tượng rối loạn chức năng ở cả hai giới. Mức độ prolactin thấp dưới mức bình thường có thể là biểu hiện của suy tuyến yên. Nếu như mức độ Prolactin thấp ở cả hai giới mà được loại trừ nguyên nhân do suy tuyến yên thì không cần phải điều trị, vẫn nằm trong ngưỡng an toàn.
Chỉ số Prolactin cao nên làm gì?
Nếu như xét nghiệm cho thấy chỉ số Prolactin trong cơ thể bạn cao, thì trước hết bạn nên giữ cho tinh thần của mình thật thoải mái. Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ để điều tiết chỉ số hormone về mức bình thường.
Ngoài ra nếu như chỉ số Prolactin cao, nhất là ở phụ nữ thì nên có chế độ ăn uống khoa học như sau:
Nên:
- Ăn nhiều trái cây như chuối, táo, dưa hấu, dâu tây, việt quất…
- Ăn nhiều rau xanh
- Ăn nhiều ngũ cốc
- Ăn nhiều các loại hạt như hướng dương, đậu
- Ăn nhiều thực phẩm nhiều protein như cá, trứng, phô mai, thịt gà, thịt bò
Không nên:
- Ăn đồ ăn nhiều đường
- Ăn đồ ăn chiên rán, nướng
- Ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn

Người có prolactin cao cần tránh các thực phẩm chiên rán
Và điều quan trọng hơn tất cả đó là phải kết hợp với chế độ nghỉ ngơi lành mạnh, ngủ đủ giấc, ăn đúng giờ, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể luôn khỏe mạnh.
Chỉ số Prolactin cao ở độ tuổi sinh sản của nữ giới thường là dấu hiệu của bệnh hiếm muộn. Nếu như bạn đang trong độ tuổi sinh sản, hai vợ chồng đã kết hôn trên 6 tháng, không sử dụng biện pháp tránh thai nào mà vẫn chưa thụ thai thì nên đi khám. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm, nếu là chỉ số Prolactin cao thì sẽ có hướng điều trị sớm hoặc những giải pháp chữa trị hiếm muộn, vô sinh khoa học hơn.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn làm rõ câu hỏi Prolactin là gì và Chỉ số Prolactin có ý nghĩa như thế nào? Sức khỏe là chìa khóa vàng để bạn đương đầu và giành giật lại thiên chức làm mẹ. Hãy quan tâm đến sức khỏe ngay từ hôm nay.